Mướp đăng hay còn gọi là khổ qua thuộc họ bầu bí, khi ăn có vị đắng nên người dân thường gọi là mướp đắng. Người dân thường dùng mướp đắng để rán với trứng, làm nhồi thịt để ăn hằng ngày.
Do mướp đắng có nhiều công dụng nên nhiều người đã trồng mướp đăng ở quy mô công nghiệp và sấy khô để tiện vận chuyển lưu kho, bảo quản đặc biệt là xuất khẩu đi các nước Châu Âu, Mỹ. Sau đây chúng tôi giới thiệu bà con cách trồng và chế biến mướp đắng bằng phương pháp sấy lạnh trên máy sấy lạnh công nghệ Nhật Bản để xuất khẩu đi các nước Châu Âu và Mỹ đặc biệt là thị trường Hàn Quốc.
Mướp đắng cũng có thể làm khô bằng cách phơi nắng tuy nhiên phơi nắng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, không chủ động được sản lượng, chất lượng không kiểm soát được do đó khó xuất khẩu sang các nước tiên tiến. Ngoài ra mướp đắng có thể dùng phương pháp sấy nóng với ưu điểm sản lượng lớn, chất lượng ổn định. Nhưng do sấy nóng làm mất màu, mất mùi, mất vị đặc biệt là các vi lượng có trong mướp đắng bị thất thoát ra ngoài do vậy để xuất khẩu được mướp đắng cần được sấy lạnh trên máy sấy lạnh công nghệ Nhật Bản
Chúng tôi nhận bao tiêu các loại nông sản sấy lạnh để xuất khẩu.
Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu với các bạn công nghệ sấy lạnh mướp đắng trên máy sấy lạnh ở quy mô công nghiệp sản lượng 30 tấn mướp đắng/ tháng dùng để xuất khẩu đi Châu Âu và Hàn Quốc mà một số công ty đang làm hiện nay.
Quy mô trồng tối thiểu là 6 ha trong đó có khoảng gầm 1 ha là nhà xưởng và chăn muôi lợn. Diện tích trồng mướp đắng dao động từ 3 đến 4ha, trường hợp thiếu hoặc sản lượng thiếu có thể mua ngoài.
Mướp đắng sau khi thu hoạch về được đưa vào kho mát bảo quản, nhưng tốt nhất thu hoạch đến đâu về sơ chế và đem sấy đến đó.
1, Phân loại.
Mướp được chọn là mướp không quá nong mà cũng không quá già đặc biệt không lấy quả chín dễ bị thối rữa trong quá trình sấy. Quả to để riêng một chỗ, quả nhỏ để riêng một chỗ. Mục đích phân loại quả to và qua nhỏ để tách riêng là khi thái lát những quả nhỏ để góc nghiêng lớn hơn để đạt miếng thái đồng đều với quả to thái ngang. Để quá trình sấy được đồng đều.
2. Rửa.
Mướp đắng để nguyên qua đi qua dây chuyền rửa có pha nước muối loãng 2-5% trong thời gian 5 đến 7 phút và chuyển sang khu vực thái, trường hợp chưa thái kịp để sấy thì mang vào kho cấp đông cấp đông nhanh.
3. Thái lát:
Mướp đắng được mang vào máy thái hoàn toàn tự động kích thước lát mướp đắng có độ dày 7-10mm, đường kính lát mướp đắng từ 3-7cm nếu mướp đắng có quả bé nên loại ra hoặc thái theo chiều dọc của quả mướp.
Tùy theo từng đơn hàng mà mướp đắng có thể được gỡ hạt hoặc không gỡ hạt, nhưng thông thường là không gỡ hạt.
4. Sấy lạnh mướp đắng
Mướp đắng sau khi thái lát xong được xếp lên khay sấy, lên xe đẩy và chuyển vào máy sấy lạnh để sấy.
Bước 1: Bật chế độ quạt sấy khoảng 5 phút đến 10 phút để đẩy hết hơp nước và bụi bẩn có thể đọng trên sản phẩm đồng thời bật tia UV để khử khuẩn.
Bước 2: Bật máy sấy lạnh ở nhiệt độ 45 đến 55 độ C thời gian sấy khoảng 3 đến 6 giờ.
Bước 3: Bật máy sấy lạnh hoạt động ở nhiệt độ 30 độ C thời gian 4 giờ.
Sau thời gian trên chúng ta lấy sản phẩm và kiểm tra độ ẩm. Thông thường đơn hàng khách yêu cầu dưới 30% (từ 28 đến 30%) là đạt chất lượng. Tuy nhiên mướp đắng có nhiều ứng dụng khác nhau, như mướp đăng sấy khô dùng ăn như nấu canh. Mướp đắng sấy lạnh nghiền thành bột để uống, mướp đắng sấy lạnh là detox nên có độ ẩm khác nhau.
Tùy vào quy mô sản xuất mà bạn có thể chọn máy sấy lạnh có công suất:
Máy sấy lạnh công suất 100kg/ mẻ đầu vào
Máy sấy lạnh công suất 500kg/ mẻ đầu vào.
Máy sấy lạnh công suất 1000kg/mẻ đầu vào
Máy sấy lạnh 2500kg/mẻ đầu vào.
5. Đóng gói và bảo quản
Mướp đắng sau khi sấy xong để nguội ở nhiệt độ tự nhiên khoảng 30 phút sau đó đóng gói hút chân không, mỗi túi 5kg đến 10kg theo yêu cầu của khách hàng.