Hiện nay có rất nhiều cơ sở đang dùng máy sấy nóng để sấy nông sản, hải sản, sấy dược liệu. Tuy nhiên do nhu cầu khách hàng ngày càng cao không những ngon miệng, mà còn ngon mắt, ngon mũi do đó sản phẩm phải nguyên mùi nguyên màu nguyên vị, hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm sau sấy phải còn nguyên vẹn như ban đầu, mà những cái đó chỉ có máy sấy lạnh mới làm được còn máy sấy nóng không thể làm được. Do đó một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư máy sấy lạnh thay thế máy sấy nóng hoặc cùng hoạt động song song. Trong giới hạn bài viết này chúng tôi giới thiệu các bạn cách chế tạo máy sấy nóng, máy sấy lạnh cho dây chuyền thành một máy sấy có hai chức năng vừa sấy nóng vừa sấy lạnh đáp ứng được nhu cầu sản xuất tiết kiệm chi phí và không tốn diện tích nhà xưởng. Bạn chỉ cần biết một ít về nguyên lý lạnh và là thợ cơ khi và thợ điện để đấu được điện là các bạn có thể làm được máy sấy theo yêu cầu của mình.
Việc đầu tiên bạn cần có 1 máy sấy nóng hoặc một máy sấy lạnh đang hoạt động để cải tạo thành máy sấy có hai chức năng vừa sấy nóng vừa sấy lạnh. Hoặc bạn có thể làm mới một vỏ máy sấy lên khung sường theo yêu cầu.
Bước 1. Bạn tính công suất máy nén cho máy sấy lạnh mỗi HP bạn có thể chọn 0,2m3 buồng sấy. trường hợp bạn muốn sấy nhanh hợp bạn có thể chọn công suất lớn hơn và ngược lại bạn có thể chọn công suất bé hơn sao cho phù hợp.
Bước 2. Dựa vào công suất máy nén bạn nhân với 1,5 lần để tính công suất điện và chọn các thiết bị điện, dây điện, chọn công suất quạt. Tất cả các công suất tính được bạn nên lập công thức tính trên phần mềm Excel để khi cần thay đổi công suất buồng sấy hay công suất mẻ sấy thì các số liệu khác tự thay đổi theo mà không mất thời gian tính lại các bước khác. Sau khi tính xong phần điện bạn tính sang phần cơ khí. Dựa vào kích thước buồng sấy bạn tính khung sường và chọn mua thép inox hay thép thường rồi sơn tĩnh điện. Nếu bạn cần làm máy lớn hơn 500kg/mẻ bạn cần thay thế thép inox bằng tấm panen cách nhiệt, chống cháy vừa rẻ lại an toàn.
Bước 3. Dựa vào tính chất của sản phẩm cần sấy, kích thước, tỷ trọng, thể lỏng hay rắn, có bám lên khay sấy hay không để tính toán khay sấy, xe đẩy sao cho phù hợp, lưu ý chế tạo khay sấy sao cho giễ tháo lắp, đủ cứng vững để chịu được tải trọng của vật cần sấy, nếu tính được độ bền mỏi, độ bền uốn được thì càng tốt.
Khi tính toán chi tiết các vật tư chúng ta lên giá thành vật tư sau đó cân đối tài chính. Dựa vào kích thước chúng ta tính toán nền móng, kết cấu nhà xưởng, lưới điện 3 pha hay một pha. Nếu dùng lưới điện 3 pha thì phải tính toán nguồn lấy từ đâu và tính thêm chi phí dây điện, trạm biến áp cột điện hoặc các chi phí khác.
Bước 4. Làm nhà xưởng, xây kho bãi.
Tại bước này bạn có thể lên sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của bạn gồm những công đoàn gì.
Ví dụ: Xe chở hàng, kho lạnh, bãi tập kết, khu sơ chế (máy rửa, máy thái, máy cắt, máy chần, máy làm mát sau chần… máy sấy lạnh, máy nghiền, máy đóng gói, kho thành phẩm, cơ sở hạ tầng, nhân công, tính sản phẩm đầu ra.
Tại thời điểm này nếu bạn có vốn có thể huy động vốn, còn chưa có bạn có thể huy động vốn từ Ngân hàng, các cổ đông để có thể đủ tài chính.
Tại đây bạn cũng đã tính ra được công suất dây chuyền từ đó bạn tính lượng đầu vào từ đó bạn tính diện tích trồng rau củ quả, nguyện nguyên liệu tự túc hay mua của các đơn vị khác. Nếu là nuôi trồng thủy sản, hai sản thì tính diện tích nuôi trồng. Cân đối thời gian thu hoạch cây và thời gian hoàn thiện dây chuyền để tính thời gian nào cần trồng cây hoặc nuôi trồng thủy hải sản.