Hiện tại trên thị trường có rất nhiều máy sấy lạnh dùng để sấy hoa quả, thủy hải sản, nông sản nói chung, nhưng để mua một máy sấy như vậy thường có giá thành rất đắt khoảng 100 triệu. Thường máy sấy lạnh ở ngoài thị trường có công suất từ 100kg đầu vào/ mẻ sấy. Nhưng nhiều hộ gia đình giờ mỗi nhà chỉ thu hoạch khoảng 10 đến 50kg hoa quả mỗi ngày vậy làm sao đây để vừa tiết kiệm kinh phí vừa hiệu quả kinh tế. Sau đây chúng tôi mách bạn cách chế máy sấy lạnh từ điều hòa cũ vứt đi với giá khoảng 3-10 triệu đồng/ máy sấy lạnh công suất từ 10 đến 100kg/mẻ sấy.
Nếu bạn đang sấy sản phẩm dựa vào thiên nhiên như trời nắng đẹp thì sấy được, trời mưa thì không thể sấy được, trời nắng quá thì sấy sản phẩm bị cháy, nứt vỡ… do đó bạn không thể khống chế được khối lượng sấy do đó bạn không thể giao hàng đúng tiến độ cho khách vì phụ thuộc vào thời tiết. Hay bạn đang sấy sản phẩm bằng phương pháp truyền thống như dùng củi, dầu, than…sẽ làm cho sản phẩm của bạn không đồng đều, sản phẩm sẽ bị mất màu, mất mùi mất vị không thể bán vào siêu thị hay xuất khẩu.
Nếu bạn đang sấy sản phẩm bằng các lò điện như dây điện trở, bóng đèn điện, quạt gió thông thường thì bạn có gặp phải chi phí sấy sản phẩm của bạn quá cao so với các phương pháp khác, bạn vẫn phải mất nhân công để đảo, phải canh không cho sản phẩm bị cháy. Nhưng quan trọng hơn hỏa hoạn luôn rình rập đến kho xưởng, nhà cửa và con người mà nguyên nhân chính là do cháy sản phẩm từ các lò sấy. Vậy bạn đã chọn cho mình công nghệ nào để phù hợp với sản phẩm của bạn chưa. Sau đây https://tranevn.com.vn mách bạn phương pháp sấy lạnh sử dụng bơm nhiệt. Ưu điểm tiết kiệm điện lên đến 80% so với các phương pháp sấy bằng điện khác. Không làm mất màu mất mùi mất vị, độ ẩm có thể đạt 1-1,5%, chất lượng sản phẩm đồng đều, năng suất sản phẩm đạt yêu cầu khách hàng đưa ra. Sản phẩm sau sấy đạt chất lượng xuất khẩu, bán vào các siêu thị, các khách hàng cao cấp như dược phẩm thuốc bắc, thuốc nam, nguyên liệu… Nhưng thông thường giá của các máy sấy lạnh dao động từ 100.000.000 đến 1.000.000.000. Nhưng có khi khối lượng mẻ sấy không phù hợp, khay sấy chưa phù hợp với sản phẩm mình cần mang sấy mua về lại phải cải tiến khay sấy cho phù hợp với thực tế. Sau đây chúng tôi hướng dẫn các bạn cách chế máy sấy lạnh từ điều hòa bỏ đi.
Để chế tạo được máy sấy lạnh các bạn cần hiểu nguyên lý hoạt động của máy sấy lạnh.
Bước 1: Chúng ta cần xác định sản phẩm cần mang sấy lạnh là gì. Như hoa quả, táo, thanh long, chanh, chuối. nguồn cung cấp lấy từ đâu ví dụ như của trang trại mình trồng hay thu mua của các hộ nông dân trồng nhỏ lẻ, thu mua từ các thương lái để biết được nguồn đó có chủ động hay không? Sản phẩm là hải sản ví dụ như: Tôm, tép, cá chỉ vàng, mực, cá hồi… nguồn thu mua từ đâu?
Bước 2: Xác định khối lượng sấy mỗi mẻ. Để tiết kiệm chi phí nguyên liệu chúng ta cần xác định khối lượng nguyên liệu sấy mỗi mẻ hay nói đúng hơn là bạn cần sấy tối đa bao nhiêu kg sản phẩm đầu vào mỗi ngày. Thời gian sấy mỗi mẻ sao cho phù hợp. Kích thước nguyên liệu đầu vào sản phẩm (chi tiết kích thước mỗi miếng sản phẩm). Ví dụ như Thanh Long có kích thước dày 10mm quả bổ đôi theo chiều dọc sau đấy sát ra từng miếng mỏng.
Từ kích thước của nguyên liệu đầu vào và khối lượng mỗi mẻ sấy chúng ta thiết kế khay sấy đây là khâu tưởng như đơn giản nhưng hết sức quan trọng vì khối lượng mỗi mẻ sấy một phần được quyết định bởi khay sấy. Lỗ của khay sấy phụ thuộc vào kích thước của vật cần sấy. Ví dụ như sây cá chỉ vàng do cá chỉ vàng có chiều dầy tối đa là 5mm nhưng có thể có chiều dài lên đến 100mm thì chúng ta chỉ cần làm khoảng cách dữa các khay là 50mm đến 100mm và đục lỗ dưới khay có đường kính lỗ 10mm và tâm lỗ các nhau 25mm. kích thươc khay 500mm x1200mm thì khối lượng mỗi sản phẩm trên mỗi khay tối đa là 5kg nên chúng ta chế tạo khay bằng innox 304 dày 0.5mm chịu được tải trong khoảng 20kg hoặc chúng ta có thể làm khay nhựa cho rẻ tiền.
Bước 3. Xác định công suất máy sấy, Kích thước khung.
Sau khi chúng ta thiết kế được kích thước của khay sấy chúng ta tiến hành thiết kế xe đẩy chuyên dụng dùng để đựng khay sấy sao cho phù hợp, nên dùng 1 xe, hai xe hay là nhiều xe

Khi đã xác định được kích thước xe đẩy, số xe đẩy chúng ta tiến hành xác định khung xe buồn sấy, làm cửa buồng sấy. Vách buồng sấy thường làm bằng tôn cách nhiệt để tránh thất thoát nhiệt ra bên ngoài vừa tiến điện vừa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bước tiếp theo ta tính công suất của máy sấy dựa vào công thức Dài x Rộng x Cao x 300 (hệ số Cbu/h) ra công suất máy.
Ví dụ: Cần tính công suất cho máy sấy cần lắp cho phòng có kích thước dài 4m rộng 2m cao 1,5m ta tính như sau:
W= 4 x 2 x1,5 x 300 = 3.600 Btu/h.
Ngoài ra ta cần tính hệ số tổn thất nhiệt qua vách ngăn, hệ số Δt (giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ chúng ta cần sấy để ra công suất chính xác.
Ví dụ chúng ta lấy hệ số tổn thất qua vách ngăn và các vân đề khác = 0,5 lần công suất sấy.
=3.600 x0,5 = 1.800 Btu/h (công thức này là theo kinh nghiệm chưa được chứng minh)
Hệ số Δt. Ví dụ nhiệt độ môi trường là 30 độ C và nhiệt độ mình muốn sấy sản phẩm là 10 độ C
hệ số Δt= 30/ (30-10)= 3/2 (công thức này là theo kinh nghiệm chưa được chứng minh)
= 3.600 x3/2= 5.600 Btu/h
Vậy công suất máy nén cần có là: 3.600 +1.800 +5.600= 10.800 Btu/h.
Nhưng do công suất máy nén thường ít có công suất bằng 10.800 Btu/h và hơn nữa do cách tính và lấy hệ số tổn thất khác nhau nên chúng ta có thể chọn máy 9.000 Btu/h nếu chúng ta muốn sấy hơi non tải và chọn công suất 12.000Btu/h nếu chúng ta muốn lấy cao hơn công suất mình tính (thường người thiết kế hay chọn cách này). Khi tính được công suất máy nén chúng ta ra cửa hàng điều hòa mua dàn nóng điều hòa có công suất tương đương hoặc lớn hơn công suất mà chúng ta đã chọn. Chúng ta chỉ sử dụng để sấy lạnh nên chúng ta chỉ chọn điều hòa 1 chiều lạnh và do máy sấy hoạt động gần như liên tục ít có thời gian nghỉ nên chúng ta cũng chọn điều hòa không biến tần. Đối với những máy có công suất từ 9000 đến 36.000Btu/h thì rất dễ tìm nhưng với những máy có cồn suất lớn hơn 36.000 Btu/h thì chỉ có một số hãng có nên việc tìm kiếm là rất kho do đó chúng ta nên tìm theo thương hiệu ví dụ như Carrier-Mỹ hoặc điều hòa Trane, thương hiệu Mỹ, xuất xứ Thái Lan có công suất lạnh từ 36.000 đến 500.000Btu/h
Khi mạng điều hòa về nhà chúng ta tiến hành cắt điều hòa ra lấy máy nén. Lưu ý nhớ khóa gas lại không gas thoát ra ngoài ảnh hưởng môi trường và phải nạp lại gas. Tiến hành lắp máy vào khu và kết nối máy nén với bộ tản nhiệt, bình ngưng, van tiết lưu để thành một hệ kính tạo thành một bơm nhiệt tuần hòa.

Bước 4: Xác định quạt và lắp quạt vào hệ thống. Nếu bạn muốn làm một hệ thống sấy tuần hoàn sấy kín thì chúng ta cần thiết kế hệ thống quạt hút và đẩy sao cho nó tạo thành một vòng khép kín. Trường hợp bạn muốn sấy và thổi thẳng khí ra ngoài thì chỉ cần mua mỗi quạt thổi hoặc quạt hút là được. Trong hai phương pháp này thì phương pháp tuần hòa khí vẫn có nhiều ưu điểm hơn vì tiết kiệm điện hơn phương pháp thôi ra ngoài khoảng 30%, không thôi mùi của sản phẩm ra ngoài môi trường nên không ảnh hưởng đến môi trường như có nhược điểm là cần thêm thời gia ngưng tụ để tách ẩm và thải ra ngoài nên một mẻ sấy có thể kéo dài hơn phương pháp sấy lạnh thổi trực tiếp đến 10-30% thời gian tùy theo quy trình sấy.
Bước 5: Kiểm tra nguồn điện (điện 3 pha hay 1 pha)
Việc tính toán nguồn điện là việc cần có chuyên môn về điện nếu bạn không biết bạn có thể nhờ người có chuyên môn về điện để hỗ trợ chọn công suất điện, thiết kế tủ động lực, tủ điều khiển sao cho phù hợp. Chọn đúng kích thước cáp, phương pháp đi dây.
Bước 6: Xác định sơ bộ vị trí đặt.
Khi đã lên xong khung máy mình có thể tiến hành làm móng để đặt máy. Máy chỉ cần đặt trên nền bê tông mác 200-400 tùy theo công suất máy. Để tránh cho bụ không bám lên sản phẩm trong quá trình đưa nguyên liệu vào và lấy nguyên liệu ra chúng ta cá thể lát sàn gạch, sơn nền hoặc làm sàn gỗ. Trong quá trình làm nền móng nhớ để vị trí ống thoát nước thải trong quá trình sấy. Máy sấy cần để trong nhà có mái che và ở nằm trong dây chuyền sản xuất. Bạn coi sấy là một công đạn để sản xuất sản phẩm của bạn.
Bước 7: Chọn nguyên vật liệu, cân đối giá thành để tăng giảm chi phí.
Tùy vào tình hình tài chính cũng như yêu cầu tuổi thọ máy mà chúng ta chọn vật liệu là thép innox hay thép hộp mạ kẽm để làm khung sườn cho máy sấy. Vách máy sấy bạn có thể làm bằng tấm pha nen cách nhiệt hoặc làm bằng tôn mạ kẽm, inox, bằng gỗ, xây tường gạch…
Bước 8: Ráp máy và đấu điện
Đây là công đoạn ráp máy các bộ phận, chi tiết lại với nhau để hình thành nên cai máy. Nếu làm máy lắp cố định bạn có thể cố định máy tại vị trí cần lắm và ngược lại bạn muốn máy di chuyển được bạn có thể lắp thêm bánh xe. Sau đó đấu điện kiểm tra an toàn, sơn sửa lại lần cuối chờ cho đến khi sơn khô tiến hành bước tiếp theo.
Bước 9: Chạy thử và tùy chỉnh.
Khi máy đã được đấu điện và kiểm tra an toàn chúng ta tiến hành chạy thử và tùy chỉnh. Bước đầu chúng ta cho tiến hành chạy không tải để kiểm tra tính an toàn và hoạt động liên tục của thiết bị khi thiết bị đã chạy ổn định chúng ta tiến hành đưa mẫu vào sấy thử.
Bước 10: Sấy thử.
Đây là giai đoạn mất nhiều thời gian, nhiều công sức và có thể cả trí óc để đưa ra được sản phẩm ưng ý làm cho máy sấy lạnh làm đúng chức năng như những gì mình mong muốn như: Sản phẩm qua máy sấy lạnh không làm mất màu, mất mùi, mất vị, tiết kiệm điện liên đến 80% so với phương phá sấy bằng điện khác. Nếu chưa được bạn có thể tùy chỉnh nhiệt độ, thời gian, tốc độ, lưu lượng gió cho đến khi sản phẩm đạt như mình mong muốn. Công đoạn này bạn cần phải có mẫu chuẩn để so sánh, nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ, đồng hồ để kiểm tra thời gian, thiết bị kiểm tra lưu lượng và tốc độ gió. Thiết bị đo độ ẩm để kiểm tra độ ẩm còn lại trong sản phẩm sau sấy. Ghi vào sổ và vẽ giản đồ. Nếu chưa đạt bạn có thể nghiên cứu, hỏi những người đi trước hoặc liên hệ với https://tranevn.com.vn/ qua số điện thoại 0977760186. Khi sản phẩm sấy đạt được như mong muốn bạn tiến hành sấy 1 mẻ đầy đủ cho máy chạy 100% thải tiến hành ghi chép và lập quy trình sấy sơ bộ cho sản phẩm.
Bước 11: Tùy chỉnh máy để phù hợp với sản phẩm sấy.
Đây là bước quyết định đến tính đồng đều sản phẩm. Tính thời gian mỗi mẻ sấy, hiểu suất thu hồi sản phẩm (bao nhiêu kg đầu vào và thu được bao nhiêu kg đầu ra) sản phẩm là sấy dẻo hay sấy dòn, kích thước sản phẩm có đạt như mong muốn khách hàng không? cần bổ sung, tùy chỉnh những gì để đạt hiệu quả kinh tế để đưa ra quy trình sấy.
Bước 12: Lên quy trình sấy sơ bộ.
Quy trình sấy là cái được viết ra khi bạn đã làm được 10 mẻ có chất lượng như nhau và bạn viết ra để người khác làm và người khác làm cũng đạt như thế thì bạn đánh máy, ký và trình người có thẩm quyền cao nhất của công ty bạn ký đóng dấu ghi rõ ngày ban hành và ngày áp dụng quy trình sấy lạnh sản phẩm. Tương tự như vậy bạn cũng đưa ra quy trình vận hành máy sấy lạnh để mọi người cùng làm.
Bước 13: Sấy và khách hàng đánh giá chất lượng.
Khi bạn đã sấy sản phẩm đạt chất lượng, số lượng và tiến độ khách hàng yêu cầu. Nhưng để ký được hợp đồng hợp tác lâu dài bạn cần mời nhà cung cấp đế xem máy sấy lạnh, quy trình sấy lạnh xem sản phẩm sau sấy, đánh giá năng lực công ty, tham quan nhà máy để tiến hành ký kết hợp đồng làm ăn lâu dài với nhau.
Bước 14: Đánh giá chất lượng sản phẩm và đối thủ cạnh tranh
Khi mình đã có sản phẩm mình cần đánh giá đúng chất lượng sản phẩm só sánh với các đối thủ để cân đối giá bán. Khi mình nghiên cứu ký về sản phẩm đối thủ mình sẽ đưa ra được giá hợp lý. Cần phát huy hết điểm mạnh của mình như sản phẩm được sấy trên thiết bị máy sấy lạnh một công nghệ mới thân thiện môi trường chất lượng sản phẩm tốt thân thiện môi trường. Các cụ ta có câu ” biết ta biết địch trăm trận trăm thăng” nên việc nghiên cứu đối thủ là cực kỳ quan trọng
Bước 15: Khách hàng là ai (xác định tệp khách hàng)
Khi mình đã xác định được phân khúc sản phẩm, mình cần xác định tệp khách hàng của mình là ai bán cho siêu thị hay xuất khâu để mình định hướng khách hàng và có chiến lược Marketing rõ ràng để đưa sản phẩm của mình đến với người trung gian hay người tiêu dùng cuối cùng.
Ngoài việc dùng điều hòa cũ để chế tạo máy sấy lạnh chúng ta cũng có thể dùng máy nén tủ lạnh, tủ cấp đông để chế tạo máy sấy thăng hoa. Trong trường hợp bạn cần nhiệt độ âm (-) sâu hơn tầm -200C đến -350C bạn có thể mua chiller hoặc mua máy nén của chiller cũ về làm máy sấy thăng hoa. Còn hiện nay vẫn còn mốt là chọn điều hòa cũ lấy máy nén và dàn nóng để làm máy sấy nóng hay còn gọi là máy sấy bơm nhiệt tuy nhiên điều hòa thường có công suất bé khảng 1-3Hp trong khi công suất máy sấy nóng thường khoảng 10 đến 45Hp do đó cần tìm máy nén của điều hòa Trane một chiều lạnh hoặc điều hòa VRF mới phù hợp.
Email: sales.smind1@gmail.com
Xem thêm >>> Điều hòa Trane.
Xem thêm>>> Máy sấy lạnh Sasaki
Xem thêm >>> Bơm nhiệt.
Xem thêm >>> Máy sấy bơm nhiệt.
Xem thêm>>> Máy sấy thăng hoa